Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

CÁC CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỪ SAU 1975 - 2015.

1. Tháng 01 - 02 năm 1976: Bầu cử HHĐND, UBND cấp xã, phường (trang 30).
+ Đợt 1: Ngày 11 tháng 01 năm 1976: xã Hòa An (huyện Hòa Vang); phường Sơn Phong (thị xã Hội An), phường Thanh Lộc Đán (thành phố Đà Nẵng) và xã Tà Lu (huyện Hiên).
+ Đợt 2: Ngày 15 tháng 02 năm 1976: các xã, phường đồng bằng còn lại của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Đợt 3: Ngày 22 tháng 02 năm 1976: các xã còn lại ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
2. Ngày 25 tháng 4 năm 1976: Bầu cử Quốc hội khóa VI (Trang 37)
Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bầu 15 đại biểu; 02 khu vực bầu cử, có 709.434 cử tri tham gia bầu cử, tỷ lệ 99,11%; nhiều địa phương đạt 100%.
3. Ngày 15 tháng 5 năm 1977: Bầu cử HĐND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) thống nhất trong cả nước (Trang 63) (Ngày 05/02/1977 đã có Chỉ thị chỉ đạo trang 56)
Toàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có 99,35% cử tri bầu cử; HĐND tỉnh bầu 115 đại biểu, HĐND huyện bầu 700 đại biểu.
4. Ngày 20 tháng 5 năm 1979: Bầu cử HĐND 02 cấp (huyện, xã) (Trang 126):
Toàn tỉnh có 97 đơn vị bầu cử trong 14 đơn vị bầu cử cấp huyện với 989 khu vực bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri bầu cử trên 96%, Điện Bàn 99,7%; Phước Sơn 99,15%.
5. Ngày 26 tháng 4 năm 1981: Bầu cử Quốc hội khóa VII và bầu cử HĐND tỉnh khóa II (1981 - 1985) (Trang 180)
Bầu cử Quốc hội khóa VII có 2 đơn vị: Đơn vị số 1 (Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Ban, Hiên, Giằng, Đà Nẵng); Đơn vị số 2 (Tam Kỳ, Tiên Phước, Trà My, Phước Sơn, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên), có 98,71% cử tri bầu cử.
6. Ngày 15 tháng 11 năm 1981: Bầu cử HĐND 2 cấp (huyện, xã) (Trang 195)
Có hơn 99% cử tri tham gia bầu cử, bầu 773 đại biểu cấp huyện, 7.644 đại biểu cấp xã.
7. Ngày 20 tháng 5 năm 1984: Bầu cử HĐND 2 cấp (huyện, xã) (Trang 244).
8. Ngày 21 tháng 4 năm 1985: Bầu cử HĐND tỉnh khóa III (Trang 266).
9. Ngày 19 tháng 4 năm 1987: Bầu cử Quốc hội khóa VIII (Trang 296).
10. Ngày 19 tháng 11 năm 1989: Bầu cử HDND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) (Trang 335).
11. Ngày 20 tháng 11 năm 1994: Bầu cử đại biểu HĐND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) (Trang 403).
12. Ngày 20 tháng 7 năm 1997: Bầu cử Quốc hội khóa X (Trang 453)
13. Ngày 28 tháng 11 năm 1999: Bầu cử đại biểu HĐND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) (Trang 495).
Có 822.443 cử tri bầu cử, tỷ lệ 99,88%. Toàn tỉnh có 24 đơn vị bầu cử thuộc 14 huyện, thị xã với 1.771 tổ bầu cử. Có 3 đơn vị có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 100% là Hội An, Nam Giang, Hiệp Đức; 03 đơn vị hoàn thành bầu cử sớm nhất là Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên.
14. Ngày 19 tháng 5 năm 2002: Bầu cử Quốc hội khóa XI và bầu cử bổ sung HĐND các cấp (Trang 539).
15. Ngày 25 tháng 4 năm 2004: Bầu cử đại biểu HĐND 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) (Trang 574).

16. Ngày 22 tháng 5 năm 2011: Bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử HĐND các cấp.

QUỐC HỘI VIỆT NAM
Quốc hội Việt Nam hiện nay, ra đời cùng nhà nước này sau cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng 1 năm 1946. Từ đó đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 11 khóa làm việc, với 9 đời Chủ tịch Quốc hội.
Khóa I (1946-1960). Quốc hội khóa đầu tiên được bầu 6 tháng 01 năm 1946. Gồm 403 đại biểu: 333 đại biểu được bầu. Kỳ họp thứ nhất 2 tháng 3 năm 1946 công nhận: Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Kháng chiến ủy viên hội do Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch, Vĩnh Thụy làm Cố vấn tối cao, Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên, thông qua hiến pháp đầu tiên (Hiến pháp 1946) ngày 9 tháng 11 năm 1946, Hiến pháp sửa đổi (Hiến pháp 1959) ngày 31 tháng 12 năm 1959. Ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn Hiệp định Geneva. Tuy lúc đầu Quốc hội có 403 đại biểu nhưng đến khóa mùa thu năm 1946 thì số đại biểu chỉ còn 291 và khi mãn khóa thì chỉ còn 242. Đồng chí Nguyễn Văn Tố giữ chức vụ Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, từ ngày 2/3/1946 đến ngày 8/11/1946, đồng chí Bùi Bằng Đoàn từ ngày 9/11/1946 đến ngày 13/4/1955, đồng chí Tôn Đức Thắng từ ngày 20/9/1955 đến ngày 15/7/1960.
Khóa II (1960-1964), bầu ngày 8 tháng 5 năm 1960. Gồm 453 đại biểu (362 đại biểu được bầu, 91 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm). Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến 15 tháng 7 năm 1960) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. UBTVQH  gồm 21 ủy viên chính thức, 5 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Trường Chinh giữ chức vụ Chủ tịch UBTVQH từ ngày 15/7/1960 đến ngày 3/6/1975, giữ chức vụ chủ tịch Quốc hội từ ngày 3/6/1975 đến ngày 4/7/1981.
Khóa III (1964 - 1971), bầu ngày 26 tháng 4 năm 1964. Gồm 453 đại biểu: 366 đại biểu được bầu, 87 đại biểu khóa I của Miền Nam được lưu nhiệm. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 25 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1964) bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. UBTVQH gồm 23 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
Khóa IV (1971 - 1975), bầu ngày 11 tháng 4 năm 1971. Bầu 420 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 6 năm 1971) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm 24 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
Khóa V (1975 - 1976), bầu ngày 6 tháng 4 năm 1975. Bầu 424 đại biểu. ỳ họp thứ nhất (từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 6 năm 1975) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. UBTVQH gồm 19 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết.
Khóa VI (1976 - 1981), Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất. Bầu ngày 25 tháng 4 năm 1976. Bầu 492 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1976) bầu Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương BằngNguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cũng tại kỳ họp này, ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đổi tên Sài Gòn thành Thành phố Hồ Chí Minh. UBTVQH gồm 21 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết. Thông qua Hiến pháp 1980 tại kỳ họp 7 ngày 18 tháng 12 năm 1980.
Khóa VII (1981 - 1987), bầu ngày 26 tháng 4 năm 1981. Bầu 496 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng. Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên đảm nhận chức năng của UBTVQH, là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội từ ngày 4/7/1981 đến ngày 18/6/1987.
Khóa VIII (1987 - 1992), bầu ngày 19 tháng 4 năm 1987. Bầu 496 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 6 năm 1987) bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Hội đồng Nhà nước gồm 15 thành viên. Thông qua Hiến pháp 1992 tại kỳ họp 11 ngày 15 tháng 4 năm 1992. Đồng chí Lê Quang Đạo, giữ chức vụ chủ tịch Quốc hội từ ngày 18/6/1987 đến ngày 23/9/1992.
Khóa IX (1992 - 1997), bầu ngày 19 tháng 7 năm 1992. Bầu 395 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 9 đến ngày 8 tháng 10 năm 1992) bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Võ Văn Kiệt. UBTVQH gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nông Đức Mạnh giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội từ ngày 23/9/1992 đến ngày 27/6/2001.
Khóa X (1997 - 2002), bầu ngày 20 tháng 7 năm 1997. Bầu 450 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 9 năm 1997) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Thủ tướng Phan Văn Khải. UBTVQH gồm 8 ủy viên.
Khóa XI (2002 - 2007), bầu ngày 19 tháng 5 năm 2002. Bầu 498 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 2002) bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Thủ tướng Phan Văn Khải. UBTVQH gồm 9 ủy viên. Kỳ họp thứ 9 (đến ngày 29 tháng 6 năm 2006) bầu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng chí Nguyễn Văn An, giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội từ ngày 27/6/2001 đến ngày 26/6/2006.
Khóa XII (2007 - 2011), bầu ngày 20 tháng 5 năm 2007. Bầu 493 đại biểu. Quốc hội khoá XII rút ngn thời gian hoạt động 1 năm để tiến hành bu cử Quốc hội khoá XIII cho cùng thời gian với cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp năm 2011. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội từ ngày 26/6/2006.
Khóa XIII (2011 - 2016), bầu cử ngày 22 tháng 5 năm 2011. Bầu 493 đại biểu. Kỳ họp thứ nhất (từ ngày 21 tháng 7 đến ngày 05 tháng 8 năm 2011 đã bầu  đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng Việt Nam, Chủ tịch UB Sửa đổi hiến pháp 1992 làm Chủ tịch Quốc hội; các Phó Chủ tịch: Bà Tòng Thị Phóng, sinh năm 1954; Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Ông Uông Chu Lưu, sinh năm 1955; Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, sinh năm 1954; nguyên bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Việt Nam); Ông Huỳnh Ngọc Sơn, sinh năm 1951.